Là một phần của thế giới hiện đại, hiện nay chắc chắn không ai trong chúng ta còn lạ lẫm với công nghệ, đặc biệt các bạn trẻ và thanh thiếu niên. Công nghệ đang dần trở thành thứ không thể tách rời của cuộc sống, thậm chí nhiều người bị ám ảnh bởi chúng đến mức “nghiện”. Chúng ta có thể mơ hồ nhận thấy mức độ nguy hiểm của việc bị phụ thuộc vào công nghệ nhưng phần lớn lại đang phớt lờ thực tế này. Bạn có khi nào cho rằng bản thân hoặc ai đó gần gũi đang bị “nghiện công nghệ”? Hãy cùng xem thế nào là nghiện công nghệ và ảnh hưởng của hội chứng này đối với cuộc sống. Có lẽ qua đó, bạn sẽ có cách nhìn cũng như hành động khác đi đối với tình trạng này.
Hiện nay, trong gia đình hay tại nơi công cộng, bạn dễ dàng bắt gặp cảnh mọi người chăm chú vào chiếc điện thoại trên tay, kể cả trẻ em. Tất nhiên, không phải ai trong số đó cũng đang làm việc, hay thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến công việc - trên điện thoại. Tình trạng này đang ngày càng được bình thường hóa, trở thành hình ảnh quen thuộc ở mọi nơi, và được mọi người mặc định là không có gì gây hại.
Tuy nhiên, việc kết nối quá mức với các thiết bị công nghệ có thể gây nghiện và nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn bạn nghĩ.
Vậy thế nào là nghiện công nghệ?
Nghiện công nghệ là một dạng nghiện thuộc về hành vi, trong đó người nghiện sẽ mất dần kiểm soát, điều chỉnh hay hạn chế hành vi đối với các thiết bị công nghệ. Nghiện công nghệ bao gồm nghiện trò chơi điện tử, lướt web, mạng xã hội, mua sắm trực tuyến, các loại phim khiêu dâm và các hoạt động khác liên quan đến các thiết bị kỹ thuật số.
Chứng nghiện công nghệ còn được gọi là chứng nghiện kỹ thuật số hay chứng nghiện internet. Chứng nghiện này hoàn toàn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, công việc, gia đình và đời sống xã hội của một người.
Việc kết nối quá mức với các thiết bị công nghệ có thể gây nghiện. Ảnh Vuisong.net
Qua phần định nghĩa về thế nào là nghiện công nghệ ở trên, có lẽ chúng ta sẽ phần nào đoán được lý do xuất hiện tình trạng này, thậm chí ngày càng phổ biến.
Những người sống trong thời đại kỹ thuật số, đặc biệt là giới trẻ ngày nay có nhu cầu rất lớn về việc cần phải liên tục kết nối với mạng xã hội và internet. Nếu không như thế, họ sẽ cảm thấy bị bỏ lỡ điều gì đó thú vị, quan trọng, hay bản thân mình sẽ không nhận được sự chú ý của người khác. Điều này có thể giải thích vì sao người trẻ không thể sống thiếu mạng xã hội. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của “đời sống kỹ thuật số” vốn đang ngày càng chiếm nhiều thời gian của mọi người.
Một yếu tố quan trọng dẫn đến chứng nghiện công nghệ và khiến nó ngày càng trở nên trầm trọng đó là phản ứng của xã hội. Chứng nghiện internet thường bị xã hội bỏ qua do sự chấp nhận việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số. Chứng nghiện này cũng thường không được gia đình chú ý. Vì, người nghiện có thể tỏ ra như họ đang làm một việc gì đó quan trọng trên thiết bị kỹ thuật số của mình, trong khi thực tế ẩn sau màn hình lại là một thứ gì đó không liên quan.
Ngoài ra, chứng nghiện công nghệ không được xem là nghiêm trọng vì nó không dẫn đến hậu quả nặng nề như rượu hay ma túy (ít nhất chúng ta đang cho là như vậy).
Chứng nghiện công nghệ thực tế nhiều người không xem là nghiêm trọng. Ảnh Vuisong.net
Hiểu được thế nào là nghiện công nghệ, chúng ta cũng sẽ dễ dàng đoán được nó nguy hiểm như thế nào.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, chứng nghiện công nghệ có thể cực kỳ nguy hiểm và góp phần gây ra nhiều vấn đề về tâm thần, tâm lý và xã hội. Có những trường hợp sử dụng thiết bị kỹ thuật số trong những tình huống nguy hiểm, hoặc không ăn uống trong thời gian dài dẫn đến sự ảnh hưởng lớn với sức khỏe, thậm chí tử vong.
Chứng nghiện này cũng có thể tác động xấu đến quá trình học tập, làm việc và các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Vì khi một người nghiện sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, họ sẽ mất hứng thú với các mối quan hệ khác. Tâm lý ngại giao tiếp sẽ khiến những người này tự cô lập chính mình.
Có hai vấn đề chủ yếu chúng ta cần lưu tâm đối với chứng nghiện công nghệ, nó có thể dẫn tới:
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần: chứng nghiện này góp phần hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng, trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), cũng như các rối loạn khác. Ngoài ra nó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác dễ chịu tự nhiên như dopamine, đồng thời dễ dàng làm tăng tính bốc đồng của một người.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất: chứng nghiện công nghệ có thể gây ra các vấn đề về thể chất như đau đầu, tăng hoặc giảm cân, đau lưng và hội chứng ống cổ tay, mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ, căng thẳng, sức khỏe kém do thiếu dinh dưỡng và ít vận động.
Nghiện công nghệ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả thể chất lẫn tâm thần của một người. Ảnh Pixabay
Hiện nay nghiện công nghệ đã được nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù tiêu chuẩn chẩn đoán của chứng nghiện này vẫn chưa được thống nhất, nhưng nhiều nghiên cứu đã đưa ra những cân nhắc về biểu hiện của chứng nghiện này dựa trên thực tế.
Việc dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị công nghệ có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiện. Tuy nhiên, yếu tố thời gian và tần suất dành cho các thiết bị công nghệ không nhất thiết biểu thị là một người đã bị nghiện chúng.
Chứng nghiện công nghệ biểu hiện rõ ràng, qua tình trạng cuộc sống hàng ngày của người sử dụng các thiết bị công nghệ bị cản trở. Sức khỏe của họ có thể bị ảnh hưởng. Và, người đó có thể bị ám ảnh đối với việc sử dụng thiết bị mà họ lựa chọn.
Một số triệu chứng tiêu biểu của chứng nghiện công nghệ có thể bao gồm, một người:
Có một số triệu chứng tiêu biểu giúp xác định người nào đó có nghiện công nghệ hay không. Ảnh Pixabay
Chúng ta đã giải đáp được câu hỏi thế nào là nghiện công nghệ và triệu chứng của nó, vậy có biện pháp để điều trị chứng nghiện này không?
Do bản chất của nghiện công nghệ thuộc về hành vi, nên việc điều trị đòi hỏi sự hợp tác của cả cá nhân, gia đình và những người gần gũi. Vì việc điều trị dù thành công, thì việc chống tái nghiện cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Trước hết, để trị chứng nghiện công nghệ, người bị nghiện cần nhận thức được vấn đề bản thân đang mắc phải và có mong muốn được giúp đỡ. Đây thường là bước thử thách nhất đối với một cá nhân.
Trên thực tế, tình trạng nghiện này thường được gia đình, bạn bè phát hiện ra và thay mặt cá nhân để tìm sự giúp đỡ.
Trong nhiều trường hợp, cần có sự can thiệp để cá nhân đang rơi vào tình trạng nghiện công nghệ có thể nhận ra vấn đề của mình và bắt đầu điều trị.
Nếu cá nhân bị nghiện có động cơ gây nghiện thì vấn đề có thể được tự giải quyết bằng các hành vi tự khắc phục, cân bằng thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ cũng như sử dụng các tính năng hỗ trợ từ thiết bị kỹ thuật số, để hạn chế việc sử dụng chúng.
Đối với những người cần đến sự giúp đỡ từ các nhà trị liệu có chuyên môn thì có nhiều phương thức điều trị khác nhau. Các phương thức này phụ thuộc vào hoàn cảnh, tiền sử bệnh và triệu chứng riêng của mỗi cá nhân. Việc lựa chọn phương thức điều trị phù hợp với cá nhân bị nghiện có vai trò quan trọng đối việc trị liệu thành công hay không.
Có các phương thức khác nhau giúp điều trị chứng nghiện công nghệ. Ảnh Pixabay
Trong quá trình điều trị chứng nghiện công nghệ thì việc giải quyết tận gốc các yếu tố góp phần dẫn đến chứng nghiện này, như sự mất cân bằng về tâm thần, tâm lý, các vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn,…sẽ giúp tỷ lệ điều trị thành công cao hơn.
Một số phương pháp trị liệu chứng nghiện công nghệ phổ biến gồm:
Đây là một dạng phỏng vấn lấy đối tượng phỏng vấn làm trung tâm để tư vấn, giúp đối tượng thay đổi hành vi
Trị liệu hành vi nhận thức là hình thức điều trị tâm lý để cải thiện sức khỏe tâm thần.
Đây là hình thức điều trị tâm lý thuộc phương pháp trị liệu hành vi nhận thức, nhưng tập trung vào khía cạnh tâm lý xã hội. Hình thức điều trị nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ và phát triển các kỹ năng ứng phó với các tình huống mang tính cảm xúc cao. Mục đích của phương pháp trị liệu này là giúp đối tượng điều trị nhận thấy ý nghĩa của cuộc sống và sống một cách vui khỏe, lành mạnh hơn.
Trị liệu hành vi biện chứng giúp đối tượng điều trị nhận thấy ý nghĩa của cuộc sống, để sống vui khỏe, lành mạnh hơn. Ảnh Vuisong.net
Trị liệu thực tế là phương pháp trị liệu dựa trên “Lý thuyết lựa chọn” của nhà tâm thần học William Glasser - Mỹ. Phương pháp nhằm giúp đối tượng trị liệu khám phá ra điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của họ, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với những điều mình đã lựa chọn.
Đây là liệu pháp tâm lý hướng đến sự thay đổi suy quá trình suy nghĩ của đối tượng trị liệu, thay vì loại bỏ hay giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực thì chấp nhận và đối mặt với chúng. Đồng thời, liệu pháp hướng đến tăng cường cam kết đối với các hoạt động lành mạnh, mang tính xây dựng nhằm hoàn thành và duy trì mục tiêu đã đặt ra.
Trị liệu dựa trên trải nghiệm là liệu pháp sử dụng những công cụ như nhập vai vào các nhân vật, vai trò khác nhau. Qua đó, nhằm để có cách nhìn nhận mới và suy nghĩ theo những cách mới.
Phương pháp trị liệu sẽ được các chuyên gia lựa chọn dựa trên đặc điểm và hoàn cảnh của từng cá nhân.
Quá trình trị liệu được thực hiện dưới dạng trị liệu cá nhân, trị liệu gia đình, trị liệu nhóm hay kết hợp cả ba dưới dạng điều trị đa phương thức.
Ngoài ra, các biện pháp can thiệp bằng thuốc cũng có thể được dùng để giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm thần tiềm ẩn.
Các phương pháp điều trị toàn diện và lành mạnh thường được khuyến khích tập trung vào thiền định, dinh dưỡng, tập thể dục và các hoạt động hướng đến thiên nhiên…Như thế nhằm mục đích sửa đổi hành vi, cũng như ngăn ngừa tái nghiện, dựa trên sự giác ngộ và thay đổi từ suy nghĩ đến hành động.
Hướng đến thiên nhiên cũng là cách giúp chúng ta thoát khỏi sự ám ảnh của công nghệ. Ảnh Vuisong.net
Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của các thiết bị kỹ thuật số và công nghệ trong xã hội hiện nay. Mong muốn cách ly với các thiết bị công nghệ có lẽ là điều không thực tế, và cũng không phải là phương pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề đối với chứng nghiện công nghệ. Hiểu thế nào là nghiện công nghệ sẽ giúp chúng ta có cách nhìn khác đi đối với việc sử dụng công nghệ, để có thể dùng chúng một cách điều độ, không phá vỡ sự cân bằng trong cuộc sống của chính mình cũng như những người xung quanh.
BBT Vuisong.net
Lưu ý:
1. Bài viết tổng hợp thông tin hữu ích liên quan chủ đề để cung cấp đến bạn đọc.
2. Bài viết không có tác dụng hay làm cơ sở chẩn đoán, hoặc đưa ra giải pháp, cách điều trị nghiện công nghệ.
3. Bài viết không liên quan đến trách nhiệm kết luận, chẩn đoán, đưa ra giải pháp, cách điều trị nghiện công nghệ.
4. Bài viết tổng hợp từ các nguồn thông tin được xuất bản/ cung cấp đến người đọc ở các thời điểm khác nhau, các nghiên cứu & dữ liệu khác nhau. Do đó, bài viết không phải là kết quả thông tin ở một thời điểm hay ở thời điểm hiện tại hoặc mới nhất. Bạn đọc nếu có mong muốn tìm hiểu thông tin ở một thời điểm chính xác hoặc ở thời điểm hiện tại, nên trích lục thêm các bài viết mới nhất liên quan đến "nghiện công nghệ" từ các trang thông tin uy tín.
Nguồn tham khảo: