Bàn về sự chân thành trong mối quan hệ, đa phần chúng ta đều có vẻ hiểu. Tuy nhiên, thực tế của nhiều mối quan hệ không suôn sẻ thậm chí là đổ vỡ cho thấy, chân thành chưa được nắm rõ. Cũng như, chân thành có lẽ cũng chưa thực sự được thực hiện tròn đầy. Trong chia sẻ sau đây, mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết về chủ đề rất thú vị này nhé.
Theo từ điển định nghĩa, chân thành chính là xuất phát từ đáy lòng, là rất thành thật. Đồng nghĩa với sự chân thành có thể dùng là thành ý hay thành tâm. Ý nghĩa này có vẻ giản dễ hiểu và dường như hầu hết chúng ta đều có thể hiểu được.
Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, khái niệm chân thành lại trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Sực phức tạp của vấn đề không phải ở bản chất khái niệm, mà ở cách chúng ta nói ra, hành động hay thực hiện, tức là thể hiện sự chân thành hay bộc lộ sự chân thành qua lời nói, thái độ, hành vi.
Theo từ điển, chân là chính là xuất phát từ đáy lòng. Ảnh Pixabay
Khi sự chân thành được bộc lộ qua lời nói và hành vi, chân thành được nhận định là tính chân thực của sự khẳng định. Các triết gia, các nhà triết học ngôn ngữ cho rằng, trạng thái tinh thần có thể làm cho một sự khẳng định trở thành chân thành. Với các nhà triết học đạo đức, chân thành được xem như "một chuẩn mực đạo đức mặc định quan trọng".
Diễn giải một cách dễ hiểu hơn, chân thành theo cách nói của các chuyên gia, là đang đề cập đến tính chân thực của sự khẳng định. Sự chân thực này có thể là sự thật và cũng có thể không phải là sự thật hoàn toàn. Theo đó, sự chân thành là thành thật nhưng không hẳn là đạo đức (có thể là tích cực hoặc tiêu cực). Và sự thành thật cũng có thể là đúng cũng có thể là sai. Chủ yếu, sự thành thật liên quan nhiều đến niềm tin.
Như vậy, theo các triết gia, sự chân thành không đơn giản như khái niệm của nó. Sự chân thành theo họ không chỉ ở việc có tận đáy lòng hay không. Sự chân thành còn liên quan đến niềm tin và sự thành thật liên quan đến niềm tin ấy.
Chân thành còn liên quan đến niềm tin. Ảnh Pixabay
Trong một mối quan hệ, bất cứ là mối quan hệ như thế nào, sự chân thành đều nắm giữ một vài trò rất quan trọng. Thậm chí, có những mối quan hệ được xây dựng, tiến triển, trở nên xấu đi hay thậm chí là kết thúc, đều nằm ở chìa khóa là chân thành. Thông thường, chúng ta đa phần suy nghĩ được điều này và đều đánh giá được.
Thực tế lại cho thấy, không phải tất cả chúng ta đều xác định rõ tầm ảnh hưởng của sự chân thành trong mối quan hệ. Cũng như, sự chân thành với hiện thực phức tạp của nó đôi khi làm chúng ta thực sự không hiểu rõ, không hiểu hết, không thực hiện được, hay thực hiện không thành công. Đây chính là lý do trọng yếu khiến các mối quan hệ gặp trở ngại, thử thách, thậm chí là dẫn đến rạn nứt và đổ vỡ.
Hiểu được tầm quan trọng của sự chân thành trong mối quan hệ có thể xem là, chúng ta đã chạm đến rất nhiều phần trăm thành công, trong việc duy trì và phát triển tốt đẹp mối quan hệ đó. Vậy, điểm mấu chốt mà chúng ta cần nắm được, trong các mối quan hệ cụ thể, sự chân thành là rất cần thiết và cần có.
Có thể bạn không có đủ thời gian hay sự nhẫn nại để nhận ra, cuộc sống của chúng ta tồn tại rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự chân thành. Trong cuộc sống hiện đại, mạng xã hội hay truyền thông xã hội được xem là yếu tố ảnh hưởng đáng quan tâm nhất đến sự chân thành trong mối quan hệ.
Mạng xã hội ảnh hưởng mạnh đến sự chân thành trong mối quan hệ. Ảnh Pixabay
Chúng ta cũng biết, mạng xã hội mang lại lợi ích trong việc xây dựng và mở rộng các mối quan hệ. Mạng xã hội cũng có thể góp phần gắn kết nhiều người lại với nhau, bằng sự tương tác trong các cộng đồng, dựa vào các nền tảng. Tuy thế, đối với các mối quan hệ thân mật, mạng xã hội lại tạo ra sự xa cách và cô lập của các cá nhân trong mối quan hệ đó.
Một cách cụ thể hơn, nhiều cá nhân có xu hướng tránh giao tiếp trực tiếp với bạn bè, người thân và gia đình. Ngay cả các mối quan hệ thông thường khác giữa người với người cũng bị thay đổi, khi số lượng người dành thời gian cho mạng xã hội tăng lên. Theo đó, sự chân thành của cá nhân với cá nhân khác vì thế cũng thay đổi theo.
Bạn cũng biết, trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều mối quan hệ. Các mối quan hệ này bao gồm gia đình, người thân, bạn bè, khách hàng, đối tác, người yêu, bạn đời. Hầu hết các mối quan hệ, khi nói đến sự bền vững và tốt đẹp, đều cần đến sự chân thành của bản thân chúng ta trong đó. Cũng như, muốn duy trì, phát triển và làm tốt đẹp một mối quan hệ quan trọng, chúng ta cần phát huy sự chân thành. Vậy, làm sao để thực hiện điều này? Dưới đây là một số bí quyết để bạn tham khảo:
Sự chân thành không có công thức. Bạn trở thành người chân thành được là nhờ vào niềm tin và chân thật. Chân thành cũng không thể giả vờ, nếu có thì đây sẽ trở thành sự lừa dối, chứ không còn là chân thành nữa.
Để trở thành một người chân thành, bạn cần hiểu và thực hiện được:
Biến sự chân thành thành một phần tính cách của bạn. Ảnh Pixabay
Chân thành không có nghĩa là có gì nói đó từ trái tim, suy nghĩ, mặc dù chân thành là xuất phát từ trái tim. Chân thành cũng không bao gồm sự thận trọng về sự thể hiện hay trau truất đánh bóng lời nói. Chúng ta đều cần chú ý đến thái độ, hành động và ngôn ngữ. Điều này góp phần thể hiện được sự chân thành của bản thân trong các tình huống. Vậy chúng ta cần chú ý cụ thể ra sao, cùng tham khảo gợi ý sau đây nhé:
Ngôn ngữ cơ thể thể hiện thái độ của bạn. Đây cũng là phương thức bộc lộ sự chân thành của bạn hay không. Vậy nên, khi tương tác với người khác bạn cần:
Ngôn ngữ cơ thể mặc dù có thể chú ý điều chỉnh nhưng không thể giả tạo nhất là để thể hiện sự chân thành. Khi bạn chân thành, ngôn ngữ cơ thể bạn thể hiện điều đó khá tự nhiên. Do vậy, nếu không phải là sự chân thành, bạn đừng cố gắng thay đổi hay gượng ép thực hiện ngôn ngữ này. Vì như thế, khả năng chỉ bộc lộ rõ hơn sự giả tạo của bạn mà thôi.
Chú ý lắng nghe một cách tích cực thể hiện sự quan tâm của bạn đến người mình đang tương tác. Thỉnh thoảng nên hỏi thêm họ những câu hỏi mang tính gợi mở để họ trả lời chi tiết hơn. Điều này sẽ khiến người nói chuyện cùng cảm thấy dễ chia sẻ và tin tưởng.
Sau khi lắng nghe cần có suy ngẫm về điều mình đã nghe trước khi trả lời. Không vội nói điều gì bản thân mới nghĩ trong đầu. Vì, điều này có thể sẽ gây hiểu nhầm hoặc thể hiện rằng bạn thiếu chân thành trong quá trình tương tác, trò chuyện.
Lắng nghe tích cực thể hiện sự quan tâm của bạn đến người mình đang tương tác. Ảnh Pixabay
Cố gắng hiểu tại sao người khác lại có quan điểm như thế là rất quan trọng. Khi hiểu được điều này, cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể nhìn thấy vấn đề của họ bằng cái nhìn của họ. Nhờ đó, bạn cũng dễ dàng chia sẻ sự hiểu biết của mình với họ chân thành hơn. Nhìn thế giới qua quan điểm của người khác cũng khiến bạn trở nên con người điềm đạm hơn, ít phán xét và bao dung hơn.
Có thể nói rằng, sự chân thành mặc dù có vẻ dễ hiểu theo định nghĩa nhưng lại khó thực hiện ở thực tế. Sự khó thực hiện này có thể do nhiều nguyên nhân, nằm ở nhiều khía cạnh từ định kiến, hiểu biết, điểm mù tâm lý,...hoặc nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan khác. Vì thế, sự chân thành trong mối quan hệ xây dựng được và khiến mối quan hệ trở nên tốt đẹp bền vững là nhờ vào rất nhiều nỗ lực của các thành viên trong mối quan hệ đó. Hy vọng qua chia sẻ này, bạn nắm rõ được giá trị của sự chân thành, nỗ lực thực hiện để gặt hái được những hoa trái tuyệt vời trong các mối quan hệ của mình trong cuộc sống.
BBT Vuisong.net tổng hợp
Nguồn tham khảo: