vuisong.net

Những nguyên nhân gây căng thẳng phổ biến nhất định bạn nên nắm rõ

Những nguyên nhân gây căng thẳng phổ biến nhất định bạn nên nắm rõ

Những nguyên nhân gây căng thẳng phổ biến nhất định bạn nên nắm rõ

Hầu hết chúng ta đều trải qua tình trạng căng thẳng ở một thời điểm hoặc giai đoạn nào đó trong cuộc sống. Chúng ta thường cho rằng, chỉ những tình huống, sự kiện tiêu cực mới gây ra trạng thái căng thẳng. Tuy nhiên trên thực tế, bất kì điều gì có thể gây áp lực cao cho chúng ta, đều có thể làm chúng ta rơi vào tình trạng này, kể cả điều đó là tích cực. Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây căng thẳng phổ biến để hiểu rõ hơn nhé.

1. Điều gì được gọi là nguyên nhân gây căng thẳng 

Nguyên nhân gây căng thẳng thường đến từ các áp lực và tình huống trong cuộc sống. Chúng ta thường cho rằng, chúng là những tình huống tiêu cực ví dụ như lịch trình làm việc mệt mỏi hoặc một mối quan hệ rạn nứt. Tuy nhiên, nếu xét lại, không ít những sự kiện tích cực cũng khiến chúng ta lo lắng, căng thẳng, chẳng hạn như việc kết hôn, mua nhà, vào đại học hay thăng chức. 

Ngoài những yếu tố bên ngoài như đã kể đến ở trên, thì nội tâm của một người cũng có thể tự tạo ra sự căng thẳng cho chính người đó. Điển hình là khi một người lo lắng quá mức về điều gì đó có thể hoặc không thể xảy ra, hay người đó có những suy nghĩ phi lý, bi quan về cuộc sống.

Một điều nữa cũng là một nguyên nhân gây căng thẳng, chính là nhận thức của một người về một vấn đề nào đó. Trong khi vấn đề này khiến người đó lo lắng, nhưng người khác lại không như vậy, thậm chí có thể họ còn cảm thấy vấn đề đó rất thú vị. Ví dụ một số người trong chúng ta rất sợ phát biểu hay biểu diễn trước đám đông, thì một số người khác lại xem việc được chú ý chính là mục tiêu lớn nhất. Hay một người phát huy được hết tiềm năng dưới áp lực cao của một dự án, trong khi người khác trong hoàn cảnh tương tự lại bị hoảng loạn, kiệt sức và rơi vào bế tắc.

Có nhiều nguyên nhân gây căng thẳngCó nhiều nguyên nhân gây ra căng thẳng. Ảnh Internet

Tựu chung, có hai nhóm yếu tố được xem là nguyên nhân gây căng thẳng, đó là:

1.1. Nguyên nhân gây căng thẳng là những yếu tố bên ngoài

Một số yếu tố bên ngoài là nguyên nhân gây căng thẳng phổ biến bao gồm:

  • Những sự kiện cá nhân hoặc biến cố lớn trong cuộc sống: bao gồm bệnh nặng, bị thương tật, có thai và làm cha/ mẹ, mất người thân, bị quấy rối, trải qua các sự kiện liên quan đến pháp luật như bị bắt/ ra tòa/ làm nhân chứng, tổ chức một sự kiện lớn, sắp xếp giữa công việc và việc nhà
  • Rắc rối trong công việc hoặc trường học: bao gồm các sự kiện như mất việc, thất nghiệp dài hạn, bắt đầu công việc mới, gặp khó khăn trong xử lý công việc hay mối quan hệ với đồng nghiệp, nghỉ hưu, thi cử hay áp lực về thời hạn hoàn thành đề án,…
  •  Gặp vấn đề khó khăn trong các mối quan hệ
  • Rắc rối tài chính: bao gồm những lo lắng về tiền bạc, nợ nần hay hoàn cảnh sống nghèo khó

Căng thẳng về vấn đề tài chínhCăng thẳng về vấn đề tài chính là tình trạng cực kỳ phổ biến hiện nay. Ảnh Internet

  • Quá bận rộn
  • Các vấn đề về nơi ở: bao gồm điều kiện sống kém, thiếu an ninh hoặc vô gia cư; chuyển nhà hoặc gặp vấn đề với hàng xóm
  • Các vấn đề liên quan đến gia đình và con cái: kết hôn, chia tay hoặc ly hôn, gặp khó khăn trong mối quan hệ với người thân, là người chịu trách nhiệm chăm sóc một người thân nào đó (cha, mẹ,…)
  • Các yếu tố xã hội: bao gồm khả năng khó tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế, không gian xanh hoặc giao thông; trải qua một sự kiện căng thẳng trong cộng đồng hay ở cấp độ toàn cầu ví dụ như đại dịch corona virus; trải qua sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử, bao gồm phân biệt chủng tộc, kỳ thị đồng tính, song tính hoặc chuyển giới

1.2. Nguyên nhân gây căng thẳng là những yếu tố bên trong

Như đã đề cập ở trên, nhận thức và nội tâm của một người cũng có thể là nguyên nhân gây căng thẳng, cụ thể, một người dễ rơi vào trạng thái này khi người đó:

  • Luôn có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống
  • Không chấp nhận được tình trạng không rõ ràng hay những thứ không chắc chắn
  • Tư duy cứng nhắc, thiếu linh hoạt
  • Thường có suy nghĩ tiêu cực
  • Quá cầu toàn, luôn có những kỳ vọng không thực tế
  • Luôn quan niệm “được ăn cả, ngã về không”, không có ý định thỏa hiệp

Cầm mũi tên trúng đíchQuá cầu toàn cũng có thể là nguyên nhân gây căng thẳng. Ảnh Pixabay

2. Vì sao những nguyên nhân gây căng thẳng trên lại có thể tác động đến bạn hoặc không

Chúng ta đã xem xét việc những nguyên nhân căng thẳng có thể tác động khác nhau lên những người khác nhau. Vì sao lại như vậy?

Chúng ta biết rằng mỗi người đều có nhận thức và trải nghiệm riêng trong cuộc sống. Những nguyên nhân gây căng thẳng ảnh hưởng khác nhau đến một người, với mức độ khác nhau, phụ thuộc vào việc, người đó:

  • Có cảm giác thoải mái đến đâu trong một số tình huống nhất định
  • Đang trải qua điều gì khác trong cùng thời điểm tình huống gây căng thẳng diễn ra
  • Có những trải nghiệm gì trong quá khứ, và những trải nghiệm đó ảnh hưởng như thế nào đến cách cách người đó cảm nhận về bản thân
  • Có khả năng chi phối các nguồn lực sẵn có của bản thân như thời gian và tiền bạc như thế nào
  • Được người khác hỗ trợ với mức độ như thế nào

Một số tình huống không làm phiền người này chút nào, lại có thể khiến người khác cực kỳ căng thẳng. Điều này xảy ra là do tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm khác nhau, được hỗ trợ ở những mức độ khác nhau và có cách ứng phó khác nhau.

Bên cạnh đó, có những sự kiện có thể là nguyên nhân gây căng thẳng ở một thời điểm, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Ví dụ, một người có đủ thời gian và tiền bạc để đi mua sắm đồ dùng hay thực phẩm thì chắc chắn họ sẽ thấy rất bình thường. Nhưng nếu một người đang cực kỳ bận rộn, lại có ngân sách eo hẹp hay họ đang cần phải mua thực phẩm cho một sự kiện lớn, thì người đó rất dễ cảm thấy căng thẳng.

3 lăng kínhCó những sự kiện có thể là nguyên nhân gây căng thẳng ở một thời điểm, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Ảnh Pixabay

3. Mức độ căng thẳng như thế nào là quá mức

Chúng ta có thể xác định nguyên nhân gây căng thẳng, nhưng liệu ta có biết được khi nào thì tình trạng này là quá mức?

Như đã đề cập ở trên, mỗi người có nhận thức, trải nghiệm và cách xử lý khác nhau đối với các sự kiện, các tình huống (bao gồm cả những sự kiện, tình huống gây căng thẳng) trong cuộc sống. Do đó, mức độ căng thẳng được xem là quá mức cũng khác nhau ở mỗi người.

Điều quan trọng là bạn cần phải biết giới hạn của chính mình. Bạn không kiểm soát được những điều diễn ra xung quanh, nhưng bạn sẽ kiểm soát được cách bản thân phản ứng với chúng. Qua rèn luyện, học hỏi, bạn cũng sẽ học được cách đối mặt với những áp lực. Cũng như bạn sẽ học được cách xử lý những vấn đề gây căng thẳng, lo lắng theo hướng tích cực. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây căng thẳng tồn tại quanh chúng ta, hay trong chính chúng ta mà việc kiểm soát chúng không phải là dễ dàng. Điều quan trọng là chúng ta cần suy nghĩ theo hướng tích cực. Chúng ta nên ưu tiên sắp xếp các vấn đề, các sự kiện trong cuộc sống một cách cân bằng nhất có thể. Chỉ như vậy, ta mới có năng lượng để xử lý tận gốc một số trong những nguyên nhân gây căng thẳng kể trên và giải quyết những nguyên nhân khác một cách hợp lý nhất. 

BBT Vuisong.net tổng hợp


Nguồn tham khảo:

  1. Stress, Mind.org.uk
  2. Stress symptoms, signs, and causes; Jeanne Segal Ph.D, Melinda Smith M.A and Lawrence Tobinson; Helpguide.org
  3. Stress, Nhs.uk