Căng thẳng là một cụm từ rất quen thuộc và ngày càng được đề cập thường xuyên trong cuộc sống. Tình trạng căng thẳng với nhiều người được xem là cần phải tránh, giảm. Thậm chí, với một số người, căng thẳng không nên xuất hiện trong trạng thái tâm lý, cảm xúc của họ. Vậy, căng thẳng là gì, tại sao chúng ta căng thẳng. Có hay không tình trạng căng thẳng nên tồn tại? Trong chia sẻ sau, mời bạn cùng Vuisong.net tìm hiểu nhiều hơn về các điểm liên quan này nhé.
Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Phản ứng này xuất hiện khi chúng ta gặp những tình huống bất ngờ, nguy hiểm, lo lắng,...Nói một cách khác, khi gặp các tình huống chúng ta không có hoặc có ít quyền kiểm soát, cơ thể sẽ tự nhiên sản sinh hormone gây căng thẳng. Chúng chuẩn bị cho sự trốn tránh, đối mặt, chiến đấu chống lại hoặc bỏ chạy.
Căng thẳng xuất hiện khi chúng ta gặp tình huống bất ngờ, lo lắng hay nguy hiểm. Ảnh Pixabay
Căng thẳng hay stress theo tâm lý học là cảm giác áp lực, dồn ép. Cơ thể trải qua cảm giác này khi gặp những điều gì đó bất ngờ, mới mẻ. Hoặc, khi đối diện với các tình huống chúng ta cảm thấy bản thân có ít quyền kiểm soát, sự căng thẳng sẽ được kích hoạt.
Theo lẽ đó, căng thẳng sản sinh trong các tình huống có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Và, tình trạng căng thẳng không luôn luôn là một trạng thái xấu cần loại bỏ. Cũng như, căng thẳng không phải là luôn tốt nếu như mức độ của nó là quá lớn hay quá nhiều.
Về mặt tích cực, ở mức độ nhẹ, áp lực hay sự dồn ép có thể tạo nên sự thúc đẩy hành động. Hay có thể nói rằng, ở mức độ nhẹ, căng thẳng có lợi cho chúng ta. Ví dụ, khi chúng ta phát biểu trước đám đông, cảm giác căng thẳng có thể xuất hiện. Ở mức độ nhẹ, đây có thể trở thành lực thúc đẩy, khiến chúng ta mạnh dạn hơn để phát biểu. Sau khi phát biểu, sự căng thẳng sẽ biến mất.
Về mặt tiêu cực, khi áp lực hoặc sự dồn ép lớn hoặc nhiều, căng thẳng có thể ức chế hệ miễn dịch của chúng ta. Điều này dễ dẫn đến ốm bệnh, trong đó, sẽ bao gồm cả khả năng tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng. Căng thẳng quá mức còn có thể tác động rất tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.
Căng thẳng ở mức độ nhẹ có lợi cho chúng ta. Ảnh Pixabay
Căng thẳng như đã đề cập có thể là ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Theo các nhà chuyên môn, căng thẳng được phân loại thành cấp tính hay mạn tính. Trong đó, căng thẳng cấp tính dù phổ biến hơn nhưng lại là loại căng thẳng ngắn hạn, không gây ra nhiều thiệt hại. Ngược lại, căng thẳng mạn tính thì có hại, nó có thể trở thành một phần trong tính cách và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật.
Theo các chuyên gia, mọi sự kiện và tình trạng trong cuộc sống đều có khả năng dẫn đến căng thẳng. Dù thế, mức độ căng thẳng diễn ra ở mỗi người hoàn toàn không tương tự nhau. Ví dụ, tình huống này có thể khiến người này cảm thấy rất căng thẳng. Song, tình huống ấy lại khiến mức độ căng thẳng ở người khác nhẹ hơn, thậm chí là có người không phải trải qua sự căng thẳng vì tình huống đó.
Rất khó để nói rằng, không ai trong chúng ta không ít hay nhiều lần bị căng thẳng. Hầu hết mọi người đều ít nhiều có trải nghiệm căng thẳng ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, sự căng thẳng diễn ra ở mỗi cá nhân đều rất khác biệt. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố từ căn bản sức khỏe thể chất, tinh thần lẫn trải nghiệm cuộc sống, đến kinh nghiệm để quản trị mức độ căng thẳng, hay nguyên nhân dẫn đến căng thẳng mà họ đối mặt.
Chúng ta hầu như ai cũng ít hay nhiều lần trải qua căng thẳng. Ảnh Pixabay
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căng thẳng ở mỗi cá nhân. Các nguyên nhân này rất cụ thể hoặc khó xác định. Dựa vào dữ liệu thực tế, các nguyên nhân gây ra căng thẳng khá phổ biến có thể đề cập đến như:
Nếu như có nhiều nguyên nhân có khả năng dẫn đến căng thẳng như thế, làm sao để biết chúng ta đang trải qua điều này. Cùng tìm hiểu tiếp về các dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng căng thẳng nhé.
Nhiều dấu hiệu cho biết chúng ta đang căng thẳng. Các dấu hiệu khá đa dạng. Chúng bao gồm cả dấu hiệu từ cảm giác, phản ứng cơ thể đến hành vi. Một cách cụ thể hơn:
Bạn có thể cảm thấy:
Nổi nóng là một trong các dấu hiệu của căng thẳng. Ảnh Pixabay
Có những tình huống khiến cơ thể bạn phản ứng rõ ràng qua các tình trạng cụ thể như:
Bạn có thể có các xu hướng như:
Trừ mức độ nhẹ dễ trở thành sự thúc đẩy hành động tích cực, còn lại, căng thẳng quá hay kéo dài đều cần phải được giải quyết. Có những cách khác nhau để bạn giảm căng thẳng chẳng hạn như:
Liệt kê các vấn đề có thể khiến bạn căng thẳng và từ từ xử lý chúng. Ảnh Pixabay
Đừng ngại tìm đến người bạn tin tưởng để được giúp đỡ. Ảnh Pixabay
Khi căng thẳng, một trong các điểm tiêu cực là khó thúc đẩy bản thân vận động. Tuy nhiên, chỉ cần bạn vượt qua sự trì trệ này, một chút vận động giống như liều thuốc bổ vậy. Vận động là một lựa chọn tuyệt vời giúp bạn đẩy lùi sự căng thẳng và cải thiện tâm trạng rất hiệu quả. Do đó:
Thiền giúp bạn giảm căng thẳng. Ảnh Pixabay
Trong trường hợp bạn đã rất nỗ lực để khống chế, giảm nhẹ sự căng thẳng nhưng không hiệu quả, lúc này hãy tìm đến những người có chuyên môn.
Việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn rất cần thiết, đặc biệt đối với tình trạng căng thẳng quá mức hoặc kéo dài. Điều này không khẳng định sự thất bại của bạn. Sự hỗ trợ cần thiết, phù hợp, đúng thời điểm là một lựa chọn ích lợi. Lựa chọn ấy giúp bạn kiểm soát được tình trạng căng thẳng nhanh chóng.
Khi nói chuyện với các chuyên viên tư vấn hay trị liệu tâm lý, bạn có cơ hội để xác định rõ nguyên nhân. Cũng qua đó, bạn được giúp đỡ để tìm ra cách thức hiệu quả nhất nhằm giảm căng thẳng. Từ đó, các vấn đề được tháo gỡ, bạn sẽ tránh được nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất nghiêm trọng hơn.
Như vậy, bạn và Happy Mind vừa cùng tìm hiểu qua chủ đề căng thẳng là gì. Không chỉ đơn giản là cảm giác áp lực hay dồn nén, có khá nhiều khía cạnh liên quan mà chúng ta nên nắm được. Nhờ vậy, chúng ta sẽ hiểu hơn vấn đề căng thẳng nếu gặp phải, nhanh chóng có cách vượt qua để ổn định tinh thần, cũng như giữ cho thể chất được an mạnh hơn.
BBT vuisong.net tổng hợp
Lưu ý:
1. Bài viết tổng hợp thông tin hữu ích liên quan chủ đề để cung cấp đến bạn đọc.
2. Bài viết không có tác dụng hay làm cơ sở chẩn đoán, hoặc đưa ra giải pháp, cách điều trị căng thẳng (stress).
3. Bài viết không liên quan đến trách nhiệm kết luận, chẩn đoán, đưa ra giải pháp, cách điều trị căng thẳng.
4. Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin được xuất bản/ cung cấp đến người đọc ở các thời điểm khác nhau, các nghiên cứu & dữ liệu khác nhau. Do đó, bài viết không phải là kết quả thông tin ở một thời điểm hay ở thời điểm hiện tại hoặc mới nhất. Bạn đọc nếu có mong muốn tìm hiểu thông tin ở một thời điểm chính xác hoặc ở thời điểm hiện tại, nên trích lục thêm các bài viết mới nhất liên quan đến "căng thẳng" từ các trang thông tin uy tín.
Nguồn tham khảo:
1. What is stress, Unicef
2. Stress, Mental Health Foundation, Mentalhealth.org.uk
3. Why stress happens and how to manage it, Medicalnewstoday.com
4. Can stress make you sick, Healthline.com