Trong cuộc sống, có lẽ ai cũng từng trải qua một vài giai đoạn khó khăn với những suy nghĩ tiêu cực. Nếu xét lại, những giai đoạn như vậy gần giống như mây mù che phủ ánh sáng khỏi cuộc sống, khiến chúng ta cảm thấy chán nản, không còn động lực để phấn đấu. Bạn có tự hỏi, nếu mình nhìn mọi thứ với thái độ tích cực hơn thì mọi việc có thể khác đi? Chắc chắn mọi thứ sẽ khác nếu bạn có thái độ tích cực. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng thực hiện được điều này, hoặc thực hành một cách đột ngột mà thành công. Bạn cần có quá trình luyện tập để thay đổi suy nghĩ và khiến nó trở thành thói quen của mình. Để giúp việc luyện tập này được dễ dàng hơn, hãy cùng tham khảo 9 bí quyết duy trì thái độ sống tích cực dưới đây nhé.
Khi bạn suy nghĩ và có thái độ sống tích cực, bạn có xu hướng hạnh phúc hơn và hài lòng hơn với cuộc sống. Điều này không có nghĩa là bạn không có ý chí vươn lên, nhưng là bạn có thể dễ tìm được hướng để vượt qua khó khăn, thử thách hơn.
Một thái độ sống tích cực không chỉ mang lại lợi ích về tinh thần mà còn cả ích lợi hữu hình (ví dụ như khả năng cải thiện các mối quan hệ và kỹ năng ra quyết định tốt hơn) và về sức khỏe.
Một thái độ sống tích cực mang lại rất nhiều lợi ích. Ảnh Pixabay
Những lợi ích về sức khỏe mà việc thực hành suy nghĩ tích cực có thể đem lại gồm: khả năng cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, nâng cao tâm trạng và sự tự tin, khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn, từ đó giúp một người:
Để rèn luyện cho mình tư duy và thái độ tích cực, việc thực hành 9 bí quyết duy trì thái độ sống tích cực dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn:
Việc thể hiện lòng biết ơn có thể giúp bạn giảm căng thẳng, nâng cao lòng tự trọng. Đồng thời nó cũng giúp bạn rèn luyện tính bền bỉ, kiên cường ngay cả trong những thời điểm khó khăn.
Thể hiện lòng biết ơn có thể giúp bạn giảm căng thẳng.
Bạn hãy nghĩ về những người, những khoảnh khắc, hoặc những điều mang lại cho bạn sự thoải mái, hoặc niềm vui nào đó và cố gắng bày tỏ lòng biết ơn của mình ít nhất một lần mỗi ngày. Đó có thể là lời cảm ơn đồng nghiệp đã giúp đỡ bạn thực hiện một dự án, một người thân yêu đã nấu ăn hoặc rửa bát cho bạn,…những điều đơn giản từ những người yêu thương bạn vô điều kiện.
Thể hiện lòng biết ơn không chỉ đơn thuần là lời nói “cảm ơn” mà qua những hành động ý nghĩa và việc tìm kiếm những điều để biết ơn mỗi ngày.
Chúng ta có thể rèn luyện và củng cố kĩ năng này bằng cách viết danh sách hoặc nhật ký biết ơn. Sau một thời gian, não bộ của chúng ta sẽ nhận biết những điều đáng biết ơn một cách tốt hơn.
Chúng ta thường có xu hướng tập trung vào những điều chúng ta làm chưa tốt, chưa giỏi hay những việc đã thất bại. Tuy nhiên nếu muốn nuôi dưỡng tư duy tích cực và thể hiện nó bằng thái độ sống tích cực, bạn cần tập trung vào điểm mạnh, vào sức mạnh của mình. Đây là bước thay đổi trọng yếu giúp chúng ta thấy tích cực hơn về bản thân.
Bạn cũng hãy lập danh sách những phẩm chất tích cực của bạn và suy ngẫm về chúng. Như vậy bạn sẽ dễ dàng tập trung vào những mặt tốt của bản thân hơn.
Tập trung vào điểm mạnh của bản thân. Ảnh Pixabay
Đây chính là thực hành không thể thiếu trong 9 bí quyết duy trì thái độ sống tích cực.
Để duy trì thái độ sống tích cực, bản thân bạn cần được chăm sóc tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bạn dành thời gian chăm sóc mình, chính là đang đầu tư vào sức khỏe và hạnh phúc của bản thân trong tương lai. Việc này giúp bạn nâng cao tự trọng và sự tự tin của chính mình.
Ngoài ra, chăm sóc bản thân còn giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng. Vì vậy đừng chần chừ khi thỉnh thoảng bạn sử dụng dịch vụ mát xa để thư giãn, đi du lịch khám phá địa điểm mới hoặc làm tóc, mua một bộ đồ mới,…Đừng cảm thấy có lỗi khi đối xử tốt với bản thân, tâm trí và cơ thể sẽ cảm ơn bạn vì điều đó.
Sức khỏe thể chất và thái độ của bạn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một cơ thể khỏe khoắn sẽ giúp bạn dễ dàng suy nghĩ tích cực hơn. Khi bạn cảm thấy khỏe mạnh về thể chất, bạn sẽ:
Chăm sóc sức khỏe thể chất là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe tổng thể của bạn. Đây cũng là 1 trong số bí quyết duy trì thái độ sống tích cực không thể thiếu được.
Bạn hãy áp dụng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh và tập một môn thể thao mà mình yêu thích.
Sức khỏe được cải thiện và duy trì sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và tăng mức năng lượng. Những lợi ích này đều góp phần tạo nên thái độ sống tích cực.
Hoạt động thể chất giúp bạn cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và tăng mức năng lượng. Ảnh Internet
Không ai có thể phủ nhận rằng những người xung quanh sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta. Các mối quan hệ gia đình, công việc, xã hội có thể tác động đến mọi thứ, từ sức khỏe tinh thần đến thể chất của chúng ta.
Vì vậy, hãy chọn ở bên cạnh, giao lưu với những người tích cực. Việc ở bên những người lạc quan sẽ giúp bạn vui vẻ hơn, có thể tận hưởng cuộc sống nhiều hơn, đồng thời duy trì được động lực khi gặp khó khăn.
Đây cũng là một bí quyết duy trì thái độ sống tích cực.
Như đã nói ở trên, chúng ta thường có xu hướng tập trung vào điều tiêu cực hơn là tích cực. Vì vậy hãy rèn luyện bằng cách thực hành kỹ năng di chuyển sự chú ý của bản thân theo hướng tích cực.
Cụ thể, nếu tâm trí của bạn đang suy sụp và bạn đang ngẫm nghĩ về điều gì đó tồi tệ đã xảy ra, hãy cố gắng tạm ngừng suy nghĩ đó bằng cách chạy bộ, tắm nước lạnh hoặc tập trung vào chi tiết của một đồ vật trong phòng.
Nhũng chiến lược này có thể giúp bạn rút ngắn thời gian dành cho suy nghĩ tiêu cực và hướng đến những điều lạc quan hơn.
Lời nói của chúng ta ẩn chứa sức mạnh. Ngôn ngữ chúng ta sử dụng có khả năng ảnh hưởng đến tâm trạng và cách chúng ta nghĩ về bản thân cũng như người khác.
Ngôn ngữ tiêu cực sẽ gieo suy nghĩ tiêu cực cho bản thân và người khác. Ngược lại, ngôn ngữ tích cực sẽ thúc đẩy tư duy tích cực.
Việc tập trung vào những lời nói tích cực và những câu khẳng định sẽ giúp bạn nhìn thấy những điều tốt đẹp ở bản thân và người khác. Nó cũng cho phép chúng ta cảm thấy lạc quan hơn về tương lai.
Vì vậy, lần tới khi bạn có ý định buôn chuyện, phàn nàn hay phê phán người khác, hãy dành chút thời gian suy nghĩ về tác động của những lời bạn dự định nói ra.
Hạn chế sử dụng ngôn ngữ tiêu cực. Ảnh Internet
Tinh thần ham học hỏi sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức và hiểu biết từ đó húc đẩy tư duy tích cực. Bạn hãy luôn đặt câu hỏi, tìm kiếm những trải nghiệm và không ngừng học hỏi.
Một người có khả năng khám phá ý tưởng mới, khái niệm mới bằng sự ham học hỏi của mình, cũng sẽ có tư duy rộng mở, dễ cảm thông và có thái độ sống tích cực hơn.
Bạn hãy cố gắng cải thiện bản thân mỗi ngày bằng cách thử vượt qua giới hạn của chính mình. Hôm nay, bạn hãy làm việc nhiều hơn hôm qua, và ngày mai hãy làm nhiều hơn hôm nay. Như vậy, từng chút một, bạn có thể chứng tỏ bản thân là người có khả năng, kỹ năng. Đến khi phải hoàn thành một nhiệm vụ lớn, khó khăn thì kinh nghiệm, trải nghiệm mà bạn đã tích góp được qua quá trình rèn giũa bản thân, sẽ cho bạn sự tự tin để hoàn thành nhiệm vụ.
Cả quá trình này sẽ giúp bạn ngày càng suy nghĩ, hành động theo hướng tích cực hơn.
9 bí quyết duy trì thái độ sống tích cực không phải là tập hợp tất cả những điều giúp bạn trở nên tích cực hơn, vì mỗi người đều có con đường và lựa chọn riêng. Tuy nhiên, đây là những thực hành rất hữu ích mà bạn có thể áp dụng để từng bước thay đổi cách nhìn của bản thân đối với chính mình cũng như người xung quanh, từ tiêu cực chuyển sang hướng tích cực hơn. Hãy thử những bí quyết này, cùng với nỗ lực của bản thân, bạn sẽ sớm nhận được những phản hồi tích cực để làm cho cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc và ý nghĩa hơn.
BBT Vuisong.net
Nguồn tham khảo:
1. Don't worry, be happy - 12 ways to stay positive, Chcp.edu
2. Benefits of thinking positively, and how to do it; Adrienne Santos-Longhurst; Healthline.com
3. 9 effective ways to keep a positive attitude (plus benefits), Indeed.com
4. 9 ways to cultivate a positive mindset; Tchiki Davis, Ph.D; Psychologytoday.com